Các chuyên gia nhấn mạnh, hiếm có ai chưa từng gặp thử thách, thất bại, nhất là trong lĩnh vực mới lạ và liên tục biến động như CNTT, nhưng thành công chỉ đến với những người không từ bỏ đam mê.
Tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Tài năng trẻ FPT (FYT) ngày 25/12, ông Nguyễn Thành Nam, Phó Chủ tịch ĐH FPT, đã chia sẻ về quãng thời gian đầu bước chân vào lĩnh vực CNTT.
"Những ngày đầu, tôi có bốn 'sếp'. Sếp đầu tiên dẫn tôi đi sơn máy bán kem. Hồi đó FPT mua các máy bán kem cũ để sơn lại rồi bán chứ máy tính có ai mua đâu. Sếp thứ hai bắt tôi 8h sáng đến công ty để làm mấy việc chính là quét nhà, pha nước và đọc sách. Vì cả phòng chỉ có 1 máy tính mà có tận 6 người nên tôi phải chờ mọi người về hết mới được dùng. Cái khó là mỗi hôm anh đưa một quyển sách, hôm là tiếng Anh, hôm là tiếng Pháp mà không hỏi tôi có biết tiếng đó không, để tôi tự tìm hiểu. Sếp thứ ba hướng dẫn tôi học lập trình bằng cách 'nhìn trộm', tức anh làm gì thì tôi bắt chước làm giống hệt thế. Sếp thứ tư chuyên dẫn tôi đi các hội nghị và giao cho việc in ấn tài liệu", ông Nguyễn Thành Nam kể lại.
Khởi nghiệp từ những việc đơn giản, tưởng chừng như không liên quan đến CNTT như sơn máy làm kem, photo tài liệu..., ông Nguyễn Thành Nam hiện đã giữ nhiều vị trí quan trọng tại FPT, nhưng ông cho rằng "thế hệ của chúng tôi không hoàn thành nhiệm vụ" mà mong muốn giới trẻ khi tham gia lĩnh vực CNTT thì "ngay từ đầu phải hướng tới toàn cầu, hướng tới một thế giới phẳng".
Ông Nam đánh giá rất cao Nguyễn Hà Đông, tác giả trò chơi Flappy Bird, vì biết nhìn ra thị trường thế giới. Flappy Bird từng gây sốt tại Mỹ và nhiều nước khác, đưa Hà Đông trở thành triệu phú trước khi người sử dụng tại Việt Nam biết đến game này. Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với VnExpress hồi đầu năm, Hà Đông cũng nói thị trường chính của anh là ở Mỹ, thành công ở Mỹ sẽ giúp anh thành công ở những thị trường khác trong khi ở Việt Nam, anh cũng chưa thống kê có bao nhiêu người chơi Flappy Bird vì tỷ lệ là khá nhỏ so với một số nước khác.
"Các bạn hãy cố gắng hướng tới thị trường tỷ đô với tỷ người dùng", ông Nam nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc công ty thương mại điện tử PeaceSoft, là một trong những người trẻ nhất được nhận vào Trung tâm Tài năng trẻ FPT (FYT) khóa I năm 1999. Chỉ một năm sau, khi chưa tròn 20 tuổi, Hòa Bình đã thành lập công ty từ con số không: không vốn, không văn phòng và không nhân viên. Giai đoạn đầu, ông cũng gặp vấn đề khó khăn muôn thuở: Không tiền, mơ ước khó thành hiện thực. Ông cũng phải làm những việc như là cài Windows "dạo", sửa máy tính... trước khi Peacesoft trở thành công ty đầu tiên tại Việt Nam được IDG đầu tư.
"Thời sinh viên nhàn rỗi, thời gian chơi nhiều hơn thời gian học. Thành lập công ty khi còn là sinh viên là bước chuẩn bị cho sự nghiệp của riêng mình, ra trường tôi không phải lo lắng đi xin việc. Còn nếu không thành công thì coi như đó là sự tích lũy kinh nghiệm của bản thân", Hòa Bình chia sẻ.
Còn ông Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng ĐH FPT và cũng là thành viên FYT khóa I cùng với Nguyễn Hòa Bình, đúc kết: "Tôi khuyên các bạn nếu có cơ hội trải nghiệm quốc tế thì không nên từ bỏ vì nó sẽ giúp bạn đi rất xa. Những người thành công là những người không bị gục ngã sau thất bại. Hiếm thấy một người nào chỉ toàn thành công, quan trọng họ đứng lên sau vấp váp như thế nào".
Trung tâm Tài năng trẻ FPT được Chủ tịch FPT Trương Gia Bình thành lập vào ngày 25/12/1999 nhằm hỗ trợ cho những tài năng trẻ, chủ yếu trong lĩnh vực CNTT-VT.
"Năm 1999, đội bóng của Việt Nam giành giải bạc SEA Games trở về từ Brunei và được chào đón như những người hùng. Cũng năm đó, đội tuyển toán quốc tế Việt Nam có thành tích rất cao trong kỳ thi toán quốc tế tại Rumani, đứng thứ 3 thế giới thì lặng lẽ trở về Việt Nam. Chứng kiến cảnh tượng đó, tôi thấy rằng mình phải làm một điều gì đó cho các tài năng trẻ Việt Nam. Ý tưởng ban đầu là thổi cho các bạn một khát vọng, hoài bão mang tầm quốc gia, tạo môi trường cho những người có năng khiếu đặc biệt được liên kết với nhau và trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thành công.”, ông Bình chia sẻ về lý do thành lập FYT.
Sau 15 năm thành lập, FYT đã thu hút được gần 400 thành viên là những sinh viên xuất sắc tại các trường đại học trên toàn quốc, từng đạt giải quốc gia, quốc tế. Họ được tiếp xúc, học hỏi từ nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực liên quan và có cơ hội tham gia trực tiếp vào các dự án CNTT-VT tại FPT.
Nhiều thành viên của trung tâm đã thành đạt khi còn rất trẻ như Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng Đại học FPT, Vương Vũ Thắng - Tổng giám đốc VCCorp, Vương Quang Khải - Phó TGĐ VNG, Nguyễn Hòa Bình - Tổng giám đốc PeaceSoft, Nguyễn Tất Đắc - Giám đốc Giải pháp công nghệ FPT USA, Nguyễn Quang Dũng - người Việt Nam đầu tiên làm việc cho Google và là đồng sáng lập, giám đốc của Minh Việt Hitech…
Tại lễ kỷ niệm 15 năm thành lập Trung tâm Tài năng trẻ FPT (FYT) ngày 25/12, ông Nguyễn Thành Nam, Phó Chủ tịch ĐH FPT, đã chia sẻ về quãng thời gian đầu bước chân vào lĩnh vực CNTT.
"Những ngày đầu, tôi có bốn 'sếp'. Sếp đầu tiên dẫn tôi đi sơn máy bán kem. Hồi đó FPT mua các máy bán kem cũ để sơn lại rồi bán chứ máy tính có ai mua đâu. Sếp thứ hai bắt tôi 8h sáng đến công ty để làm mấy việc chính là quét nhà, pha nước và đọc sách. Vì cả phòng chỉ có 1 máy tính mà có tận 6 người nên tôi phải chờ mọi người về hết mới được dùng. Cái khó là mỗi hôm anh đưa một quyển sách, hôm là tiếng Anh, hôm là tiếng Pháp mà không hỏi tôi có biết tiếng đó không, để tôi tự tìm hiểu. Sếp thứ ba hướng dẫn tôi học lập trình bằng cách 'nhìn trộm', tức anh làm gì thì tôi bắt chước làm giống hệt thế. Sếp thứ tư chuyên dẫn tôi đi các hội nghị và giao cho việc in ấn tài liệu", ông Nguyễn Thành Nam kể lại.
Ông Nguyễn Thành Nam (phải) và ông Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Đại học FPT.
Ông Nam đánh giá rất cao Nguyễn Hà Đông, tác giả trò chơi Flappy Bird, vì biết nhìn ra thị trường thế giới. Flappy Bird từng gây sốt tại Mỹ và nhiều nước khác, đưa Hà Đông trở thành triệu phú trước khi người sử dụng tại Việt Nam biết đến game này. Chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với VnExpress hồi đầu năm, Hà Đông cũng nói thị trường chính của anh là ở Mỹ, thành công ở Mỹ sẽ giúp anh thành công ở những thị trường khác trong khi ở Việt Nam, anh cũng chưa thống kê có bao nhiêu người chơi Flappy Bird vì tỷ lệ là khá nhỏ so với một số nước khác.
"Các bạn hãy cố gắng hướng tới thị trường tỷ đô với tỷ người dùng", ông Nam nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng giám đốc công ty thương mại điện tử PeaceSoft, là một trong những người trẻ nhất được nhận vào Trung tâm Tài năng trẻ FPT (FYT) khóa I năm 1999. Chỉ một năm sau, khi chưa tròn 20 tuổi, Hòa Bình đã thành lập công ty từ con số không: không vốn, không văn phòng và không nhân viên. Giai đoạn đầu, ông cũng gặp vấn đề khó khăn muôn thuở: Không tiền, mơ ước khó thành hiện thực. Ông cũng phải làm những việc như là cài Windows "dạo", sửa máy tính... trước khi Peacesoft trở thành công ty đầu tiên tại Việt Nam được IDG đầu tư.
"Thời sinh viên nhàn rỗi, thời gian chơi nhiều hơn thời gian học. Thành lập công ty khi còn là sinh viên là bước chuẩn bị cho sự nghiệp của riêng mình, ra trường tôi không phải lo lắng đi xin việc. Còn nếu không thành công thì coi như đó là sự tích lũy kinh nghiệm của bản thân", Hòa Bình chia sẻ.
Còn ông Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng ĐH FPT và cũng là thành viên FYT khóa I cùng với Nguyễn Hòa Bình, đúc kết: "Tôi khuyên các bạn nếu có cơ hội trải nghiệm quốc tế thì không nên từ bỏ vì nó sẽ giúp bạn đi rất xa. Những người thành công là những người không bị gục ngã sau thất bại. Hiếm thấy một người nào chỉ toàn thành công, quan trọng họ đứng lên sau vấp váp như thế nào".
Trung tâm Tài năng trẻ FPT được Chủ tịch FPT Trương Gia Bình thành lập vào ngày 25/12/1999 nhằm hỗ trợ cho những tài năng trẻ, chủ yếu trong lĩnh vực CNTT-VT.
"Năm 1999, đội bóng của Việt Nam giành giải bạc SEA Games trở về từ Brunei và được chào đón như những người hùng. Cũng năm đó, đội tuyển toán quốc tế Việt Nam có thành tích rất cao trong kỳ thi toán quốc tế tại Rumani, đứng thứ 3 thế giới thì lặng lẽ trở về Việt Nam. Chứng kiến cảnh tượng đó, tôi thấy rằng mình phải làm một điều gì đó cho các tài năng trẻ Việt Nam. Ý tưởng ban đầu là thổi cho các bạn một khát vọng, hoài bão mang tầm quốc gia, tạo môi trường cho những người có năng khiếu đặc biệt được liên kết với nhau và trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng cần thiết để thành công.”, ông Bình chia sẻ về lý do thành lập FYT.
Sau 15 năm thành lập, FYT đã thu hút được gần 400 thành viên là những sinh viên xuất sắc tại các trường đại học trên toàn quốc, từng đạt giải quốc gia, quốc tế. Họ được tiếp xúc, học hỏi từ nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực liên quan và có cơ hội tham gia trực tiếp vào các dự án CNTT-VT tại FPT.
Nhiều thành viên của trung tâm đã thành đạt khi còn rất trẻ như Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng Đại học FPT, Vương Vũ Thắng - Tổng giám đốc VCCorp, Vương Quang Khải - Phó TGĐ VNG, Nguyễn Hòa Bình - Tổng giám đốc PeaceSoft, Nguyễn Tất Đắc - Giám đốc Giải pháp công nghệ FPT USA, Nguyễn Quang Dũng - người Việt Nam đầu tiên làm việc cho Google và là đồng sáng lập, giám đốc của Minh Việt Hitech…
theo vnexpress.net
0 nhận xét:
Đăng nhận xét