Lịch sử ngày Cá tháng Tư
Cá tháng Tư còn được gọi là ngày nói dối, ngày nói khoác là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày được biết tới là mà mọi người trên thế giới có thể nói khoác với nhau cho vui mà không sợ bị người kia giận dữ.Trong ngày này, chúng ta có thể nói khoác với nhau cả ngày càng nhiều càng tốt (tại một số nơi thì việc nói khoác này sẽ kết thúc vào buổi trưa, nếu sau buổi trưa còn ai tiếp tục nói khoác thì sẽ gặp điều không may mắn...).
Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn chưa được lộ rõ với nhiều giả thuyết khác nhau.
Tại sao lại là ngày đầu tháng 4 và tại sao lại nói khoác với nhau? Một giả thuyết cho rằng đó là ngày đánh dấu mùa xuân tới (ở phương Tây) trong khi giả thuyết khác cho rằng đây là ngày kết thúc Đại Hồng Thủy và kết thúc chuỗi ngày lênh đênh trên biển của Noah, người đã được Chúa chỉ bảo để đóng thuyền.
Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất bắt nguồn từ cuối thế kỷ XVI khi mà lịch Julian (lấy tên từ Julius Caesar) được thay thế bởi lịch Gregorian. Trong lịch Julian cũ, năm mới bắt đầu từ 25 tháng 3 và ngày lễ kỷ niệm năm mới thường được tổ chức sau đó 1 tuần (tức là rơi vào khoảng 1/4) vì tuần có ngày 25/3 lại vướng vào Holy Week. Do vậy sau khi đã đổi lịch sang lịch mới và kỷ niệm năm mới vào ngày 1/1, một vài người vẫn muốn ăn Tết lần thứ hai bằng cách lừa mọi người nhớ lại rằng 1/4 mới là ngày lễ kỷ niệm năm mới. Trong ngày đó, người đi lừa thường mời người bị lừa tới các bữa tiệc mừng năm mới không tồn tại trên thực tế.
Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool”, ở Scotland thì được gọi là “gowk” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư” và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta cũng gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.
Quê hương của ngày cá tháng Tư
Nước Pháp được coi là quê hương của ngày Cá tháng Tư. Vào thế kỷ thứ 16, năm mới bắt đầu từ ngày 25.3 và kéo dài trong vòng 8 ngày đến 1.4. Năm 1562, Giáo hoàng Greogry đưa ra Công lịch và năm mới bắt đầu từ ngày 1.1. dến năm 1564, vua Henry IX đưa ra sắc lệnh thông qua lịch Greogry, theo đó năm mới bắt đầu từ ngày 1/1.Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên nhiều người nhận được tin đổi lịch chậm mất vài năm. Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Một số người đã trêu họ bằng cách gửi những món quà nghịch ngợm, càng làm họ lầm tưởng 1.4 là ngày đón năm mới. Nạn nhân của những trò đùa ấy bị gọi là "đồ ngốc tháng Tư" (April Fool) và người ta bắt đầu gọi ngày đó là "Cá tháng Tư".
Dần dần, thói quen này được lan sang Anh và Mỹ. Ở Mexico, ngày "Cá tháng Tư" được tổ chức vào ngày 28.12. Ban đầu, đây là dịp tưởng nhớ các trẻ em bị vua Herod giết hại. Về sau, mọi người mới nghĩ ra các trò tinh quái để đùa nhau. Cá tháng Tư nay trở thành ngày nói dối ở nhiều nước, cho phép mọi người có thể trêu đùa nhau vui vẻ.
Cá tháng Tư phổ biến ở Anh và Scotland suốt thế kỷ 17. Người Scotland thích gửi những thông tin ngớ ngẩn đến mọi người, giống như yêu cầu tìm giúp răng của con gà hoặc sữa chim bồ câu.
Trẻ con ở Pháp thường trêu bạn bằng cách dán cá giấy vào lưng nhau rồi hô: "Cá tháng Tư!". Người Mỹ vào ngày này thường chỉ vào giày người khác "Chưa buộc dây giày kìa !".
Không giống như hầu hết các ngày đặc biệt khác trong năm, ngày Cá tháng Tư có lịch sử không rõ ràng. Mỗi nền văn hóa khác nhau lại có lịch sử và thời gian kỷ niệm ngày Nói dối khác nhau, nhưng thường vào ngày đầu tiên của mùa xuân.
Ví dụ: Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”.
Mexico là kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng.
Những trò đùa của ngày Cá tháng Tư có thể chỉ rất đơn giản (“bạn chưa buộc dây giày kìa”) nhưng cũng có khi gây ra hậu quả nghiêm trọng (như vặn đồng hồ của cậu bạn cùng phòng chậm tới một tiếng). Dù đùa kiểu gì, kẻ lừa gạt vẫn hoàn toàn vô tội bằng cách nói với “nạn nhân”: “Ngày Cá tháng Tư mà”.
Các phương tiện truyền thông cũng không đứng ngoài cuộc vui một năm chỉ có một lần này. Trong ngày cả thế giới nói dối, truyền hình Anh từng chiếu một bộ phim ngắn và rất chi tiết về việc những người nông dân Anh thu hoạch vụ mùa spaghetti.
Ngày Cá tháng Tư chỉ là một ngày vui. Đó không phải là một lễ hội để công chức được nghỉ làm và trẻ em không phải đến trường. Chỉ là một ngày vui nho nhỏ, nhưng ai cũng cần “đề cao cảnh giác” kẻo lại trở thành “con cá ngớ ngẩn” của năm nay.
Quảng cáo: Đặt phòng khách sạn giá tốt xác nhận qua SMS |