Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

12 ứng dụng tốt nhất cho smartphone Android ( đã root)

Can thiệp sâu vào hệ thống để tùy biến hệ điều hành Android theo cách mà mình muốn là điều không hề dễ dàng với đa số người dùng Android. Do đó, việc root điện thoại Android là giải pháp duy nhất cho phép nguời dùng thực hiện điều đó. Tuy nhiên, sau khi root thiết bị để chiếm quyền điều khiển, người dùng sẽ phảicần đến các ứng dụng được giới thiệu trong bài viết này để có thể can thiệp, tinh chỉnh và tùy biến điện thoại Android theo cách mà mình muốn.

1. Xposed


Xposed thực tế là một frame work, đây là một công cụ tùy biến điện thoại Android vô cùng mạnh mẽ. Nó cho phép nguời dùng tùy chỉnh bản ROM mà không cần phải cài đặt các bản ROM Cook.
ứng dụng này cho phép người dùng can thiệp hệ thống hoàn toàn, từ khả năng lập danh sách đen của danh bạ, kiểm soát danh sách ứng dụng khởi động, tùy biến giao diện nguời dùng cho đến sửa đổi Quick Settings. Download tại: http://adf.ly/11HnTl .

2.Device Control

Như tên gọi của ứng dụng, Device Control cho phép người dùng can thiệp vào những tính năng của hệ thống mà theo mặc định bạn không thể thực hiện, qua đó giúp kiểm soát tốt hơn khả năng làm việc của điện thoại Android theo cách mà mình muốn.
Với ứng dụng này, bạn có thể tinh chỉnh cường độ rung, tần số CPU và GPU, nhiệt độ màu màn hình... Download tại http://adf.ly/11HqQK.

3. RootAppDelete

Một trong những lý do chính mà người dùng Android thường root thiết bị Android là nhằm loại bỏ tất cả các ứng dụng mà nhà sản xuất cài đặt sẵn. Chính vì vậy mà Root App Delete sẽ là giải pháp tốt nhất ở đây. Nó không chỉ giúp người dùng quản lý và gỡ bỏ các ứng dụng cài đặt trên điện thoại mà còn có thể gỡ bỏ cả những ứng dụng mà trước đây người dùng không có quyền gỡ bỏ theo mặc định, điều này sẽ giúp giải phóng đáng kể bộ nhớ hệ thống do các phần mềm cài đặt sẵn chiếm dụng. Download tại http://adf.ly/11Hvsk.









4.FoIderMount

Điều mà rất nhiều người dùng smartphone phải đối mặt đó là bộ nhớ không đủ lớn để lưu trữ dữ liệu ngày càng nhiều. Lựa chọn bổ sung thêm thẻ nhớ microSD chắc chắn là một giải pháp tốt, nhưng không phải ứng dụng nào cũng có thể chuyển từ bộ nhớ trong lên thẻ nhớ ngoài. May thay, FolderMount là giải pháp trong trường hợp này, nó cho phép dữ liệu của các ứng dụng được lưu trữ trên thẻ nhớ microSD, do đó sẽ góp phần giảm tải bộ nhớ cho máy. Download tại http://adf.ly/11Hz5K.







5. Free WiFi Password Recovery

Đây không phải là công cụ dùng để hack mật khẩu của mạng không dây wifi, mà chỉ đơn giản là công cụ giúp hiển thị các mật khẩu của những mạng wifi mà bạn đã kết nối và lưu trên thiết bị. Free WiFi Password Recovery sẽ là lựa chọn lý tưởng trong trường hợp bạn quên mật khấu mạng wifi.
Download tại http://adf.ly/11I0ot.








6. DiskDigger

Mục đích của DiskDigger là giúp người dùng có thể khôi phục lại hình ảnh và video đã bị xóa do vô tình. Tất nhiên, trong trường hợp hình ảnh đó không bị ghi đè thì mới có thể khôi phục được và khả năng khôi phục của DiskDigger http://adf.ly/11I3QG không chỉ hạn chế trên bộ nhớ trong của máy mà bao gồm cả thẻ nhớ ngoài. Trong trường hợp muốn khôi phục tất cả các loại dữ liệu khác trên điện thoại ngoài hình ảnh, thì người dùng sẽ phải mua phiên bản Pro của ứng dụng

7. Greenify

Greenify có thể là một cái tên chưa thật sự phổ biến nhung chắc chắn là một trong những công cụ hàng đầu khi cần tối ưu hóa thơi luọngpin vàtăng hiệu năng của điện thoại Android khi cần thiết.

Nó có khả năng tự động cho các ứng dụng “ngủ đông” khi bạn không sử dụng, nhờ đó hiệu năng của hệ thống không bị phân chia cho các nhiệm vụ khác, dẫn đến thoi lượng pin cũng sẽ cải thiện đángkể. Download tại http://adf.ly/11I6vZ





8. Tasker

Không có gì tốt hơn khi điện thoại có khả năng thực hiện tự động các nhiệm vụ và Taskerhttp://adf.ly/11I9GY ) sẽ là giải pháp tốt nhất trong trường hợp bạn muốn tự động hóa các nhiệm vụ trên smartphone Android. ứng dụng hiện đã đuợc tích hợp hơn 200 hành động được thiết lập để thực hiện tự động và nhiệm vụ của người dùng chỉ là kích hoạt các thiết lập mà mình muốn sử dụng. Ngoài ra, nguời dùng cũng có thể tự tạo những nhiệm vụ riêng và các hành động, cụ thể để ứng dụng thực hiện tự động.

9. App Ops

Đôi khi bạn thực sự muốn đưa ra một ứng dụng thử, nhưng lại bị mắc kẹt bởi một danh sách dài các quyền đòi hỏi truy cập. Lúc này AppOps ( http://adf.ly/11IB6h ) sẽ là ứng dụng không thể bỏ qua. Nó cho phép người dùng chỉnh sửa các điều khoản của một ứng dụng theo cách mà mình muốn.

10. GLTools

GL Tools ( http://adf.ly/11IDwd ) là trình điều khiển OpenGL tùy chỉnh có khả năng tương thích với hầu hết các GPU phổ biến hiện nay và các bộ xử lý ARM. Ứng dụng có thể được sử dụng để thay đổi độ phân giải hiển thị, độ sâu bit, chống hiện tượng răng cưa để tăng cường chất lượng đồ họa tốt hơn, tối ưu hóa và giúp thiết bị đạt được mức độ đồ họa tốt nhất tùy vào nhiệm vụ. Thậm chí nguời dùng có thể đổi tên GPU để đánh lừa một số trò chơi để có thể chơi được các trò chơi đó.

11.Titanium Backup

Đây là một trong những công cụ sao lưu và khôi phục dữ liệu tốt nhất trên Android.Với Titanium Backup ( http://adf.ly/11IG5j ) nguời dùng có thể dễ dàng sao lưu và khôi phục lại các ứng dụng và dữ liệu, bao gổm hình ảnh, video, tài liệu, danh bạ, tin nhắn... đồng thời thiết lập mật khẩu bảo vệ dữ liệu sao lưu. Không chỉ sao lưu dữ liệu lưu trữ trên máy, ứng dụng này còn hỗ trợ sao lưu cả các dữ liệu trên thẻ microSD.








12. BuildProp Editor

Bằng cách chỉnh sửa file cấu hình build.prop trên thiết bị Android, nguòi dùng có thể tinh chỉnh mật độ điểm ảnh trên màn hình LCD, làm giảm độ trễ của các cuộc gọi, tiết kiệm pin bằng cách tăng khoảng thời gian quét wifi và nhiều hơn nữa.

Ngoài ra, Build Prop Editor ( http://adf.ly/11IISZ ) cũng có khả năng sao lưu file gốc để phòng trường hợp bạn muốn khôi phục lại thiết lập của hệ thống khi cần.




Sưu tầm bởi meovathot.blogspot.com




0 nhận xét:

Đăng nhận xét